Du lịch Prague thu hút hàng triệu khách du lịch tham quan mỗi năm bởi phong cảnh đẹp mê hồn, kiến trúc cổ kính và lịch sử phong phú. Nằm ở trung tâm Châu Âu và được xem là một trong những thành phố đẹp nhất thế giới, Prague (hay còn gọi là Praha) là một điểm đến không thể bỏ qua dành cho những ai yêu thích du lịch Châu Âu. Cùng dulichchauau1.com khám phá các địa điểm tham quan du lịch Prague.
Giới thiệu về du lịch Prague
Prague và Praha khác nhau như thế nào?
Thực chất Prague và Praha đều là tên chỉ cùng 1 thành phố. Sở dĩ chúng khác nhau là bởi vì “Prague” là phiên âm thành phố thủ đô Cộng hòa Séc trong tiếng Anh, còn “Praha” là phiên âm của nó trong tiếng Séc. Bật mí thêm một chút dành cho các du khách du lịch Châu Âu là, Cộng hòa Séc trong ngôn ngữ Anh được gọi là Czech Republic, và trong ngôn ngữ bản địa là Česká republika.
Prague và Praha là tên chỉ cùng 1 thành phố
Du lịch Prague thành phố thủ đô của Cộng hòa Séc với tuổi đời 1.000 năm là một điều rất đáng để du khách thử nghiệm khi đặt chân đến trung tâm Châu Âu. Tại nơi đây, du khách sẽ được tham quan vào những địa điểm du lịch nổi tiếng, nền văn hóa ẩm thực đặc trưng cùng cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Ghé qua thử blog các địa điểm du lịch Prague của Việt Nam Booking nếu du khách có nhu cầu đặt tour du lịch Châu Âu nhé.
Lịch sử Prague có gì thú vị
Thành phố Prague được cho là đã thành lập vào thế kỷ thứ 9 và trở thành khu vực định cư quan trọng của một số bộ phận Trung Âu. Vì nằm ở vị trí trung tâm, nên thành phố nhanh chóng phát triển trở thành một trung tâm thương mại, văn hóa và chính trị có tầm ảnh hưởng trong khu vực.
Prague trong quá khứ từng trải qua nhiều lịch sử thăng trầm
Trước khi thuộc một phần của Cộng hòa Czech như ngày nay, Prague đã từng là trung tâm chính trị của vương quốc Bohemia – Một đế quốc cổ đại có sức mạnh quân sự lớn nhất nhì trong thời kỳ Trung Cổ. Ngoài ra, nơi đây còn là địa điểm sinh sống và sáng tạo của nhiều nhà văn, nhà thơ và nghệ sĩ nổi tiếng. Đặc biệt, Praha đã là điểm đến nổi bật của phong trào nghệ thuật Avant – garde thời kỳ Renaissance.
Thêm vào đó, với sự kiện kỷ nguyên cách mạng Pháp trong thế kỷ 28 và chiến tranh thế giới thứ II, Prague đã trải qua nhiều biến động và thay đổi chính trị đáng chú ý. Những sự kiện lịch sử đặc sắc này đã góp phần vào sự vẻ đẹp và lịch sử của thành phố thủ đô Prague. Sau khi tìm hiểu tổng quan về thành phố Prague, du khách còn chần chờ chi nữa mà không tìm hiểu ngay về du lịch Prague nào.
Mùa nào đẹp nhất để đi du lịch Prague
Du lịch Prague đẹp nhất là vào mùa xuân, từ tháng 4 – tháng 6 khi thời tiết và môi trường được tô điểm bởi những vườn hoa rực rỡ. Những vườn hoa đáng chú ý ở Prague có thể kể đến bao gồm Vườn Kingsky, Vườn Letná, và Vườn Vojanova với những bông hoa anh đào và cải cúc xinh đẹp tạo nên một bức tranh tươi mới đầy sống động.
Prague vào mùa xuân và những cung đường đầy hoa nở rộ
Mùa thu từ tháng 9 – tháng 11 cũng là thời điểm tuyệt vời không kém để du lịch Prague. Với không khí trong lành, và sự chuyển giao của hai mùa, du khách sẽ được chiêm ngưỡng Prague lãng mạn và cổ tích hơn bao giờ hết. Đặc biệt là khi đặt chân đến các quảng trường hay dạo quanh các cung đường, du khách sẽ không khỏi xuyến xao với những tán lá rụng và ánh nắng ấm áp của mặt trời.
Prague khoác lên mình bộ áo mới vào mùa thu
Nếu du khách là người thích sự sôi động thì du lịch Prague vào mùa hè, từ tháng 6 – tháng 8 cũng là một lựa chọn phù hợp. Tuy nhiên, bạn cũng phải cân nhắc khi du lịch vào các thời điểm này, bởi số giờ nắng tăng cao và sự đông đúc tại các địa điểm tham quan có thể khiến cho bạn mất sức. Để tránh được cảm giác nóng bức hay trời mưa bất chợt, hay kiểm tra kỹ tình hình thời tiết và chuẩn bị trang phục tránh nắng khi du lịch Prague vào mùa hè.
Prague vào mùa hè cẩn thận với những cơn mưa
Mùa đông ở Prague diễn ra từ tháng 12 – tháng 2 năm sau. Khi du lịch Prague vào thời điểm này có thể gây khó khăn cho du khách bởi thời tiết lạnh giá, khác rất nhiều so với khí hậu ở Việt Nam. Tuy nhiên, nếu du khách đã chuẩn bị sẵn sàng cho một tâm thế khám phá thì Prague mùa đông thật sự tuyệt hảo. Khi mùa đông bước sang, Prague khoác lên mình chiếc áo màu nhung trắng. Đây là thời khắc mọi người trong gia đình tụ tập với nhau để tận hưởng không khí giáng sinh ấm cúng hoặc tham gia vào các khu chợ giáng sinh truyền thống.
Prague vào mùa đông và những bữa tiệc gia đình ấm cúng
Xin visa du lịch Prague
Xin visa du lịch Prague nhìn chung khá phức tạp với nhiều tài liệu và hồ sơ khác nhau. Một số hồ sơ mà du khách phải chuẩn bị bao gồm: Hộ chiếu còn hạn ít nhất 6 tháng kể từ ngày dự kiến nhập cảnh, ảnh chân dung, đơn xin visa, chứng minh tài chính,… Ngoài ra, sau khi đạt đủ các điều kiện, du khách phải trải qua 1 vòng phỏng vấn trước khi được xác nhận có đăng ký thành công visa du lịch Prague hay không.
>> Xem thêm: Bạn đã biết đến du lịch Lisbon Bồ Đào Nha
Để có thể xin visa du lịch Prague, du khách phải đến văn phòng đại sứ quán Cộng hòa Séc có trụ sở tại các thành phố lớn. Nếu du khách cảm thấy các thủ tục này quá phức tạp, thì đừng ngần ngại lựa chọn các dịch vụ xin visa trung gian được ủy quyền. Thêm vào đó, nếu du khách lựa chọn du lịch Châu Âu theo tour thì quá trình xin visa du lịch sẽ đơn giản hơn rất nhiều.
Mua vé máy bay tham quan Cộng hòa Séc
Việt Nam có những chuyến bay kết nối từ các sân bay nội địa – Cộng hòa Séc với giá vé từ 8.000.000 VNĐ – 20.000.000 VNĐ/ 1 chiều. Giá vé này tùy thuộc vào hãng máy bay và hạng vé máy bay mà du khách lựa chọn. Một lưu ý khác dành cho các du khách, hiện nay tại Việt Nam chưa có chặng bay thẳng đến Cộng hòa Séc, do đó du khách có thể sẽ dừng chân tại 1 – 2 quốc gia trước khi đến thủ đô Praha.
Sân bay Quốc tế Praha thủ đô nước Cộng hòa Séc
Thời gian tổng cộng dành cho chặng bay Việt Nam – Cộng hòa Séc sẽ mất khoảng 15 – 37 giờ. Du khách hãy chuẩn bị sẵn tâm thế thoải mái nhất trước khi bay. Nếu có thể, hãy chợp mắt trong quá trình bày, mẹo nhỏ này sẽ giúp ích rất nhiều hệ thần kinh của du khách. Cuối cùng, nếu du khách đã có ý định du lịch Prague từ trước, thì hãy đặt vé máy bắt trước 1 – 2 tháng để nhận được mức giá ưu đãi nhất.
Các địa điểm tham quan du lịch Prague
Cung điện Pražský Hrad – Lâu đài Prague
Lâu đài Praha được xây dựng tại phố Hradcany, nơi trị vì lâu đời của các vị vua Bohemia. Với thiết kế được bao quanh bởi thung lũng Jeneli ở phía Bắc và các sườn núi dốc ở phía Tây, tòa lâu đài trông giống như 1 pháo đài khổng lồ. Trước khi bước vào Quảng trường Hradcanska, du khách sẽ phải đi qua 1 rãnh nứt sâu nơi có 1 cây cầu bắc qua. Thiết kế này dùng để tạo khoảng cách biệt lập trong thời kỳ quân sự.
Cung điện Prague lung linh khi chiều về
Khi du khách du lịch Prague, du khách sẽ không khỏi trầm trồ với diện tích 70.000m vuông của cung điện. Thêm vào đó là lịch sử lâu đời, tại đây có rất nhiều vật dụng hoàng gia để du khách chiêm ngưỡng. Các bảo vật hoàng gia mà bạn có thể tìm thấy ở đây bao gồm: vương trượng, cầu hoàng gia hay vương miện hoàng gia. Mặc dù lâu đài mở cửa từ 6h sáng – 10h tối cho các du khách tham quan, nhưng các khu vực di tích chỉ mở cửa 9h sáng.
>> Xem thêm: Khám phá top 10 các lâu đài cổ Châu Âu
Cầu Charles
Charles là cây cầu tình yêu nổi tiếng khi ghé thăm thành phố Prague. Theo như lời đồn của nhiều người Czech kể lại, nếu như các cặp đôi yêu nhau chạm tay vào bức tượng thánh Nepomuk thì cả 2 sẽ cùng nhau hạnh phúc. Còn nếu bạn vẫn còn đang độc thân, thì chạm tay vào bức tượng sẽ mang đến cho bạn nhiều may mắn.
Cầu Charles thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan mỗi năm
Mô tả thêm về cầu Charles dành cho các khách tham quan lần đầu du lịch Prague. Đây là cây cầu có chiều dài 516m, gồm 3 tháp cầu và 16 trụ. Trong đó, Old Town là tháp cầu nổi bật nhất với họa tiết điêu khắc và trang trí độc đáo. Được hoàn thành vào năm 1402, đây là cầu nối giao thông quan trọng giữa Đông và Tây Âu.
Quảng trường Staroměstské náměstí – Wenceslas
Nằm trong quận New Town, Staroměstské náměstí là một địa danh mang đậm nhịp sống và hơi thở của thành phố Praha. Được thành lập bởi vua Charles IV năm 1348, cái tên ban đầu của quảng trường mang ý nghĩa là “Chợ Ngựa”, vì nơi đây thường được chọn để tổ chức các cuộc thi đua ngựa thời Trung Cổ. Tại gọi ban đầu của nó lá “Koňský trh” trước khi đổi thành tên hiện tại vào năm 1348.
Quảng trường Wenceslas được ví như là quảng trường Thời đại của Cộng hòa Séc
Ngoài việc quảng trường Saint Wenceslas được công nhận là di sản thế giới, nơi đây còn là bối cảnh cho các buổi lễ kỷ niệm, cũng như là trung tâm văn hóa của thành phố. Theo ước tính, Wenceslas có thể chứa khoảng 400.000 người. Thêm vào đó, khi tới đây, du khách đừng quên chụp ảnh check-in với bức tượng Thánh Wenceslas cưỡi ngựa bằng đá nổi tiếng nằm tại khu vực trung tâm.
Công viên Kampa
Công viên Kampa nằm trên sông Vltava, có diện tích 2.65ha. Nơi đây nằm cách biệt ở phía Tây thành phố qua một con kênh nhân tạo Čertovka. Cảnh quan tại công viên được chia thành 2 thái cực rõ rệt. Ở phía Bắc là những ngôi nhà được cơ quan du lịch Prague gọi là “Pražské Benatky” và ở phía nam là Bảo tàng Kampa với bãi cỏ xanh rộng.
Công viên Kampa là một địa điểm tham quan Prague rộng lớn
Nằm rất gần với Cầu Charles, du khách du lịch Prague có thể kết hợp cùng một lúc tham quan 2 địa điểm. Bên cạnh việc dạo bộ tản mạn quanh các cung đường xa tít tắp, du khách có thể ghé chân tại nhà hàng, hay các quán cafe ven kênh để tận hưởng hết cái không khí náo nhiệt mà thành phố Prague mang lại. Đặc biệt, du khách đừng quên chuỗi nhà hàng Kampa chính là “signature” khi ghé thăm địa điểm này.
Tháp nhà thờ St. Vitus
Nhà thờ St. Vitus là một công trình mang kiến trúc Gothic muộn được xây dựng từ năm 1403 – 1439 cùng với những sửa đổi sau này. Năm 1995, Nhà thờ được công nhận là Di sản Văn hóa Quốc gia.
St. Vitus là nhà thờ có niên đại lâu đời mang phong cách gothic
Hình thành bởi 3 mái vòm song song, được hợp nhất với nhà thờ chính kéo dài 5 mặt. St. Vitus có các phòng thờ nhiều tầng hình chữ nhật ở cả 2 bên. Ba khu vực chính tại đây bao gồm Nhà nguyện Phục sinh, Nhà nguyện St. John of Nepomuk và phòng chờ nằm ở phí bắc. Ở mặt tiền phía tây nhà thờ là 1 tòa tháp với các cửa sổ tứ giác kiểu La Mã mở. Phần trên của ngọn tháp mang phong cách pseudo gothic, với niên đại từ năm 1893.
Khu Josefov
Josefov là khu phố người Do Thái ở Cộng hòa Séc. Đây là khu phố nổi bật khi nhắc tới du lịch Cộng hòa Séc. Nơi đây đã từng trải qua 1 lịch sử kinh hoàng, chứa đựng một số tòa nhà lâu đời và đáng tự hào ở thủ đô Praha. Với ngày Chủ nhật Phục sinh năm 1389 đại diện cho những ngày đen tối nhất của cộng đồng Do Thái. Hơn 1.500 công dân sinh sống tại Praha đã bị thảm sát, là 1 trong những vết đen không thể nào xóa nhòa về chủ nghĩa bài trừ Do Thái của người Bohemian trong thời Trung Cổ.
Khu Josefov khoác lên mình lịch sử màu hào hùng và đau thương
Bất chấp sự khủng khiếp của lịch sử, từ thế chiến thứ I cho đến thế chiến thứ II, phần lớn kiến trúc của Josefov vẫn còn tồn tại. Nơi đây là biểu tượng đau thương nhưng hào hùng, là một địa điểm “phải đến” nếu bạn là người đam mê tới lịch sử. Tại đây có 6 giáo đường Do Thái mà bạn có thể ghé qua, trong đó Giáo đường Do Thái Klausen là giáo đường lớn nhất trong thị trấn ngày nay.
Bảo tàng Quốc gia Prague
Sở hữu những cổ vật có niên đại lâu đời, là minh chứng kiến tạo nên Cộng hòa Séc, Bảo tàng Quốc gia Prague là tòa nhà lịch sử lâu đời và lớn nhất Czech Republic. Nằm ngay tại quảng trường Wenceslas, bảo tàng được thành lập năm 1818 ban đầu với phần lớn là bộ sưu tập khoa học tự nhiên của tầng lớp quý tộc. Hoàn thành vào năm 1890, tòa nhà chính là 1 ví dụ điển hình về phong cách Tân Phục Hưng chính xác.
Hiểu sâu hơn về đất nước Czech với Bảo tàng Quốc gia Prague
Thực tế rằng, Bảo tàng Quốc gia Prague chỉ là 1 bảo tàng nổi bật nhất trong hơn 10 chi nhánh của nó trên khắp các khu vực lân cận. Để tìm hiểu về Praha 1 cách đầy đủ nhất, có lẽ du khách sẽ phải ghé xem hơn 20 cuộc triển lãm cố định từ các vật phẩm khoáng vật học đến các vật thể lịch sử. Ví dụ như để hiểu hơn về động vật học Czech, bạn sẽ phải ghé qua Tòa nhà Bảo tàng Quốc Gia mới; hay tìm hiểu về Châu Á trong mắt người phương Tây thì phải đến Tòa nhà Văn hóa Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Naparstek.
Khu Malá Strana
Nằm gần tòa lâu đài Praha, Malá Strana còn được gọi với cái tên “Thị trấn Nhỏ”. Với tuổi đời hơn 800 năm (từ năm 1257), du khách sẽ ngạc nhiên trước sự bảo tồn của các tòa nhà và di tích khi đi bộ qua Malá Strana. Mặc dù đã từng có nhiều cuộc xung đột và nổi dậy được diễn ra tại đây, nhưng hiện tại bạn sẽ khó có thể nhìn thấy bất kỳ dấu vết nào tại khu vực này. Đặc biệt là các cung điện, quảng trường và nhà thờ vẫn y nguyên như lúc mới xây dựng.
Nằm gần các địa điểm tham quan nổi tiếng, Malá Strana là ý tưởng du lịch tuyệt vời
Một số địa điểm tham quan nổi bật tại khu vực này có thể kể đến như là: Quảng trường thành phố, Nhà thờ St. Nicholas, Nhà thờ Đức mẹ chiến thắng, Khu vườn Vrtba, Công viên Kampa, Công viên Vojan, Bức tường John Lennon và Đồi Petrin.
Khám phá ẩm thực Prague
Trdelnik
Trdelnik là một loại bánh ngọt có hình trụ, được làm từ bột mì, đường cùng nhiều nguyên liệu khác. Loại bánh ngọt này có lớp vỏ bên ngoài được cuộn thành nhiều vòng, nhưng trong ruột trống rỗng. Sau khi nướng, trdelnik có hương vị đặc trưng và thường được rắc hạt điều, hạt mè hoặc quế trước khi thưởng thức.
Trdelnik – Món ăn ngọt đường phố Prague
Trdelnik là món ăn đường phố khá phổ biến khi du lịch Praha Du khách có thể tìm thấy chúng ở trong các gian hàng hoặc quầy hàng nhỏ ven đường. Vừa dạo bước trên đường, vừa thưởng thức trdelnik là một thú vui ngọt ngào của du khách khi ghé thăm thủ đô.
Guláš
Guláš là món ăn truyền thống của Cộng hòa Séc và được tìm thấy ở nhiều quốc gia Châu Âu khác. Đâu là 1 món súp hấp dẫn có nguyên liệu chính là thịt bò hoặc thịt heo, được nướng và nấu chín trong nồi nước sốt với gia vị truyền thống như hành tây, hành khô, cà chua, ớt, hạt tiêu…
Guláš là món soup thịt hầm ăn kèm với bánh mì
Món ăn sau khi chế biến có hương vị đậm đà, cay nồng và thường được thưởng thức cùng bánh mì hoặc khoai tây nước. Có rất nhiều biến thể của món Guláš khác nhau và dường như tất cả chúng đều nhìn rất thịnh soạn và bổ dưỡng.
Svíčková
Svíčková là món thịt nướng truyền thống có nguồn gốc từ vùng Bohemia. Trong tiếng Czech, “Svíčková’ có ý nghĩa là “cả lớp thịt” ám chỉ đến nguyên liệu chính của món ăn là các thịt bò căng mọng được cắt lát.
Svíčková là món thịt nướng truyền thống có nguồn gốc từ xứ Bohemia
Theo truyền thống, món ăn sẽ được trang trí trên đĩa với 1 lát chanh, kem chua và rau thơm. Món ăn mang hương vị cuốn hút, đậm đà, thường được dùng trong các dịp đãi khách, tiệc tùng hoặc các dịp lễ hội mới. Du khách cũng có thể tìm đến các nhà hàng địa phương để thưởng thức món ăn nhìn trông tuyệt “sang chảnh” này.
Sýr smažený
Sýr smažený hiểu nôm na trong tiếng việt là món ăn “phô mai chiên”. Với lớp vỏ giòn bên ngoài và miếng phô mai mềm bên trong, sýr smažený thường được làm từ loại phô mai chứa nhiều nước và có độ dai như phô mai eidam hoặc phô mai hermelin.
Phô mai chiên ăn kèm với khoai tây chiên và nước sốt
Quy trình làm sýr smažený khá đơn giản. Miếng phô mai sau khi được cắt thành hình tam giác, sẽ được nhúng đều qua hỗn hợp bột và trứng. Kế tiếp sẽ được chiên cho đến khi vàng giòn trong dầu nóng. Phô mai chiên thường được ăn kèm với rau sống như cà chua, dưa chuột và hành tây để giảm bớt độ ngấy. Ngoài ra, du khách cũng có thể thưởng thức chúng với bánh mì hoặc khoai tây chiên khi du lịch Prague.
Pivo
Pivo là tên gọi dùng để ám chỉ một loại bia của Cộng hòa Séc. Loại thức uống này được coi như là một phần không thể thiếu của văn hóa và ẩm thực quốc gia. Người Czech rất thích thưởng thức bia trong các buổi tiệc tùng, gặp gỡ bạn bè hay các sự kiện thú vị khác.
Uống bia Pivo là 1 trong những nét văn hóa không thể thiếu của người Czech
Tại Prague, du khách cũng có thể tìm thấy rất nhiều loại bia khác nhau với cách thức chế biến và nguồn gốc lâu đời. Các loại bia có thể dễ dàng bắt gặp khi du lịch Prague bao gồm pilsner, lager, wheat beer, dark beer và nhiều loại khác nữa. Nếu không ngại, du khách hãy ghé thăm đến các quán Praha để thưởng thức bia Czech đúng điệu.
Utopenci
Utopenci trong tiếng Séc có nghĩa là “người chết đuối”. Đây là món ngon đặc biệt được làm từ xúc xích hoặc lạp xưởng muối chua ngâm trong dấm và một số gia vị khác. Utopenci thường được ngâm trong vài giờ hoặc qua đêm để hành, tỏi, hạt ngò và tiêu ngâm đều vào các thớ thịt.
Utopenci là món ăn truyền thống được làm từ xúc xích và hành tím ngâm của người Séc
Utopenci được người dân Séc ăn kèm với bánh mì knedliky, một loại bánh mì tam giác hoặc tròn có xuất xứ từ Trung Âu. Món ăn có vị chua nhẹ từ dấm, cay nồng nàn từ tiêu. Utopenci được nhiều du khách nhận xét là nếu uống chung với bia thì phải nói là không còn điều gì tuyệt vời hơn.
Bramborak
Khoai tây từ lâu là loại thực phẩm nổi tiếng khi nhắc tới Châu Âu nói chung. Bramborak cũng không phải ngoại lệ, khi đây là món ăn từ khoai tây được Cộng hòa Séc biến tấu. Món bánh truyền thống bắt đầu với khoai tây được xay nhuyễn, hòa quyện với trứng, hành tím, bột mì và hành lá tạo nên một món ăn gần giống với trứng chiên của Việt Nam.
Khoai tây ghiền kết hợp với trứng và bột sau đó được chiên giòn
Bramborak thường được ăn kèm với chả, sốt tartar hoặc kem chua truyền thống. Món ăn giòn giòn, thơm ngon đậm đà từ khoai tây và trứng. Mặc dù có cách chế biến đơn giản nhưng món ăn cực kỳ bắt vị. Thường được chọn làm các món khai vị, và là 1 phần không thể thiếu trong kho tàng ẩm thực phong phú của Séc.
Tradiční kyselé okurky
Đến với món ăn thú vị mà chắc chắn các bạn đã từng thấy 1 lần trong ngày hôm nay là Tradiční kyselé okurky. Món ăn được gọi với cái tên tiếng việt là “Dưa chuột ngâm chua Cộng hòa Séc”. Món ăn đơn giản, thường được sử dụng như 1 loại “đồ chua” ăn kèm với 1 số món ăn khác như thịt, xúc xích hay bánh mì.
Dưa leo muối món ăn quen mắt lạ miệng
Món ăn này thường được đóng hộp sẵn và có thể tìm thấy ở trong các cửa hàng thực phẩm. Đây có thể xem như là một món quà lưu niệm “khác biệt” cho bản thân hoặc gia đình khi du lịch Prague.
Một số lưu ý khi ghé thăm Cộng hòa Séc
Ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Séc
Ngôn ngữ chính thức của Cộng hòa Séc là tiếng Czech (tiếng Séc). Czech được sử dụng rộng rãi trong các hoạt động chính phủ, truyền thông, hành chính và giáo dục. Đây là ngôn ngữ gốc đại diện cho văn hóa và đa dạng ngôn ngữ tại Cộng hòa Séc.
Czech phát triển hệ thống ngôn ngữ dành cho mình
Thức tế thì mức độ hiểu tiếng Anh của công dân Séc không đồng đều. Mặc dù ngôn ngữ Anh được dạy ở trong chương trình giáo dục, tuy nhiên tiếng Anh tại đây còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào tuổi tác, kinh nghiệp của mỗi cá nhân. Nếu du khách du lịch đến các khách sạn quốc tế thì khả năng giao tiếp của họ sẽ tốt hơn khách sạn địa phương.
Quy đổi tiền tệ khi du lịch Prague
Czech không sử dụng đồng tiền chung Châu Âu mà sử dụng tiền Koruna Séc (CZK). Vì thế khi du lịch Prague du khách đừng quên đổi tiền tệ để mua sắm, hoặc thanh toán. Các mệnh giá tiền của Cộng hòa Séc được dulichchauau1.com liệt kê ra dưới đây.
- Tiền xu: 1 koruna, 2 koruna, 5 koruna, 10 koruna, 20 koruna và 50 koruna.
- Tiền giấy: 50 koruna, 100 koruna, 500 koruna, 1000 koruna, 2000 koruna và 5000 koruna.
Tiền tệ tại Séc có một chút khác biệt so với đa phần các quốc gia ở Châu Âu
Hiện tại, 1 koruna Séc gần bằng 1.111 VNĐ. Giả dụ như món ăn Trdelnik có mức giá giao động từ 70 – 90 CZK (khoảng hơn 70.000 VND). Hay món ăn Guláš có mức giá dao động từ 175 CZK.
Đôi nét về văn hóa Czech
Nhìn chung người Czech được đánh giá là thân thiện, lịch sự và có tinh thần hướng ngoại. Họ đánh giá cao tính chính xác, tin cậy và trung thực trong giao tiếp. Tuy nhiên, người Czech thường thích sự riêng tư hơn là bày tỏ quá nhiều cảm xúc tại nơi công cộng.
Âm nhạc và bia là 2 trong những nét văn hóa không thể thiếu của người Czech
Nền âm nhạc tại Cộng hòa Séc đóng vai trò quan trong đời sống. Ngoài ra, nơi đây tổ chức rất nhiều lễ hội trong năm như: Pohoda Festival (tháng 8), Karlovy (cuối tháng 6 – đầu tháng 7), Vary International Film Festival, Prague Spring International Music Festival (tháng 5), lễ hội nông nghiệp hay lễ hội bia (tháng 5),…
Tổng kết
Với các điểm nhấn kể trên thì du lịch Prague quả thật là một lựa chọn không thể nào bỏ qua cho tín đồ đam mê xê dịch. Nếu du khách muốn tìm hiểu thêm thông tin về du lịch Châu Âu thì hãy truy cập website dulichchauau1.com hoặc số hotline 1900 3398.
Từ khóa liên quan: tham quan Cộng hòa Séc, điểm đến ở Prague